- Trang chủ
- Chứng khoán
- Forex
- Crytocurrency
- Kiến thức Trading
- Review Broker
Đúng như dự báo khi Fed tăng lãi suất lên thêm 50 điểm cơ bản đưa lãi suất đồng đô la Mỹ đạt mức 1%. Động thái này đã đánh dấu đợt nâng lãi suất mạnh nhất của Fed suốt 22 năm qua và còn được sự đồng thuận tuyệt đối của toàn bộ 12 thành viên Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC – Cơ quan điều hành của Fed).
Điều này đã làm giới đầu tư lo lắng tiền bị rút ra khỏi thị trường tài chính thậm chí xa hơn là suy thoái kinh tế mà tháo chạy các kênh rủi ro như chứng khoán, tài sản số, bất động sản... để đổ tiền vào trú ẩn ở các kênh an toàn như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, vàng, gửi tiết kiệm... khi lãi suất gia tăng khiến thị trường sụt giảm ngay từ đầu năm.
Nếu như thế thì rõ ràng hành động của các ngân hàng trung ương (NHTW) dẫn đến nhiều hậu quả xấu vậy thì tại sao họ còn thực hiện? Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư hiểu lầm, dẫn đến các quyết định đầu tư sai, đặc biệt là trong trung dài hạn, gây thua lỗ lớn. Bởi vì NHTW phải đối phó với vấn đề nguy hiểm hơn, tác động sâu rộng hơn đó là lạm phát và cả lạm phát đình đốn (hay còn gọi là đình lạm – Lạm phát tăng cao trong bối cảnh kinh tế đình trệ).
Tuy nhiên cần lưu ý rằng lạm phát ở mức độ nhẹ, trong tầm kiểm soát, đặc biệt lạm phát ở xoay quanh mức mục tiêu mang lại sự tích cực lớn.
Lạm phát mục tiêu được tính toán dựa trên việc giá cả tăng ở mức độ vừa phải đủ để doanh nghiệp, nhà sản xuất bán cùng một số lượng hàng hóa nhưng lại đạt được thu nhập cao hơn lúc trước. Điều này sẽ thúc đẩy họ liên tục đổi mới sáng tạo đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn nữa giúp cải thiện doanh số. Lạm phát mục tiêu bao gồm cả các thu nhập của người tiêu dùng tăng tương ứng hoặc vượt hơn để họ thấy lạm phát không còn là vấn đề nữa. Mọi chuyện chỉ trở nên rắc rối khi thu nhập không thể tăng lại lạm phát và lạm phát vượt mục tiêu quá xa, khi đó nhiều người cảm thấy mình không giàu như mình nghĩ. Tình huống tệ không kém lạm phát là giảm phát hay thiểu phát hoặc đình lạm (lạm phát đình đốn). Thông thường lạm phát mục tiêu sẽ được Quốc hội mỗi quốc gia đưa ra vào đầu năm (lạm phát mục tiêu của Mỹ và Châu Âu hiện nay là khoảng 2%, Việt Nam khoảng 4%).
Tuy nhiên hiện lạm phát đã tăng vọt khắp nơi trên thế giới như Mỹ cao nhất hơn 40 năm, nhiều nước khác cũng cao nhất vài thập kỷ chứ không còn chỉ là “nghi ngờ” hay “chỉ trong ngắn hạn” như các NHTW vẫn lạc quan hồi năm ngoái. Với các dấu hiệu như đình lạm được combo kèm theo cho thấy LP đã vượt khỏi tầm kiểm soát thì các NHTW và Chính phủ các nước buộc phải hành động bằng tiết mục tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tài khóa.
Tuy vậy nhiều nhà đầu tư quá tập trung đến nâng lãi suất trong khi THẮT CHẶT TIỀN TỆ mới là hành động chính của các NHTW và chính sách tiền tệ lại có rất nhiều cách thực hiện và thường khi hành động của các NHTW sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ từ nhẹ tới mạnh tay chứ không phải mạnh tay ngay lập tức để gây ra cú sốc cho nền kinh tế và thị trường tài chính.
Mức độ các chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Rất khó để đạt hiệu quả tối ưu cùng lúc với 2 mục tiêu này. Với giai đoạn kinh tế ở mức bình thường, ổn định thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn nhưng nền kinh tế tăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh thì chính sách tiền tệ sẽ nhắm trực tiếp vào lượng cung tiền nhiều hơn. Dưới đây là công cụ và mức độ thực hiện các hành động thuộc về chính sách tiền tệ của NHTW.
Với trường hợp ngược lại khi nền kinh tế quá lạnh, suy thoái hoặc tăng trưởng chậm thì NHTW thường sẽ làm ngược lại bằng cách giảm bớt các biện pháp mạnh tay tiến dần tới nới lỏng tiền tệ trở lại cho đến khi kinh tế cân bằng, tăng trưởng và NHTW sẽ giữ chính sách ở mức ổn định.
Hành động phù hợp của nhà đầu tư ở từng giai đoạn của chính sách tiền tệ
Như vậy có thể thấy các NHTW có nhiều công cụ để điều tiết thị trường, hỗ trợ kinh tế phát triển và tùy vào mục đích cũng như thời điểm phù hợp. Thông thường các nhà đầu tư chỉ bắt đầu nhận ra và hành động khi các chính sách ở mức “mạnh tay” (thắt chặt hoặc nới lỏng) mà không để ý các dấu hiệu “nhẹ nhàng” trước đó. Chẳng hạn có nhiều nhà đầu tư thắc mắc tại sao Fed tăng lãi suất nửa điểm phần trăm mạnh nhất trong 22 năm mà thị trường chứng khoán lại tăng sau đó mà không để ý rằng dấu hiệu đã có từ... năm ngoái. Và thị trường đã giảm từ đầu năm thậm chí nhiều chỉ số đã ở dưới thị trường con gấu như Nasdaq nên việc tăng trở lại 1 phiên không mang nhiều ý nghĩa mà chẳng qua thông tin tăng lãi suất đã phản ảnh vào giá từ nhiều tháng trước khi mà Fed cũng bắt đầu phát dấu hiệu bằng cách giảm dần quy mô các gói kích cầu trước khi tiến tới nâng lãi suất như hiện tại.
Vì thế nhà đầu tư tránh lẫn lộn những yếu tố tác động dài hạn mà hành động ngắn hạn và ngược lại, rất dễ dẫn đến mất tiền. Bởi vậy một yếu tố ngắn hạn hay dài hạn cần được đánh giá đúng vị trí của nó sẽ giúp nhà đầu tư dễ đánh giá thị trường hơn cũng như dễ theo dõi sự thay đổi của dòng tiền liên thị trường.
Tóm lại thắt chặt tiền tệ giống như thắng cái xe đang chạy quá nhanh có nguy cơ mất kiểm soát, dễ gây tai nạn. Do đó có thể xảy ra 2 tình huống:
Tuy nhiên dù là trường hợp nào thì đoạn đầu sẽ giống nhau khi kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường tài chính giảm tốc. Với trường hợp 1 thì kinh tế rơi vào suy thoái, còn thứ hai thì kinh tế và thị trường tài chính khó khăn trong ngắn hạn nhưng dài hạn sẽ phát triển ổn định hơn. Vì khúc đầu giống nhau nên nhiều nhà đầu tư quá bi quan thường sẽ bị rơi vào mất tiền, còn những nhà đầu tư đánh giá được từ đầu sẽ là giai đoạn họ tích lũy vì lịch sử luôn cho thấy cuối cùng hầu hết mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại, vấn đề là nhà đầu tư nào đủ kiên nhẫn hơn và quyết định chính xác hơn.